NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG THỰC ĐƠN GIÚP TRẺ TĂNG ĐỀ KHÁNG TRONG MÙA DỊCH
Trong giai đoạn giao mùa và dịch bệnh Covid-19 vẫn còn phức tạp, việc chăm sóc tốt về mặt dinh dưỡng sẽ giúp trẻ tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm.
Trong giai đoạn cơ thể trẻ phát triển và hoàn thiện các chức năng, nếu không được cung cấp chế độ dinh dưỡng phù hợp, bé dễ bị suy dinh dưỡng, thấp còi và chịu ảnh hưởng lớn bởi các tác động bên ngoài, đặc biệt là trong mùa dịch.
Theo Hướng dẫn của Bộ Y tế về Chế độ dinh dưỡng trong điều trị bệnh nhi nhiễm Covid-19. Khi mắc bệnh thì dinh dưỡng cân bằng và hợp lý lại càng quan trọng hơn bao giờ hết bởi nó giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao thể trạng và đẩy lùi được bệnh tật.
Để các bé có thể phát triển tốt, sức đề kháng cao, bố mẹ cần xây dựng một thực đơn đầy đủ các chất dinh dưỡng, đáp ứng nhu cầu cơ thể trẻ và đảm bảo một số nguyên tắc sau:
Thực đơn cần đảm bảo đủ calo mỗi ngày: 50% năng lượng cung cấp cho trẻ sẽ đáp ứng nhu cầu chuyển hóa cơ bản, 25% cho hoạt động và 25% cho sự phát triển.
Bố mẹ cần cung cấp đủ một lượng calo cần thiết mỗi ngày để cơ thể bé hoạt động khỏe mạnh bình thường. Ngược lại, cung cấp quá nhiều hay quá ít calo sẽ gây ra các vấn đề về sức khỏe.
Dưới đây là bảng số lượng calo trẻ cần bổ sung mỗi ngày theo Hướng dẫn của Bộ Y tế về chế độ dinh dưỡng trong điều trị bệnh nhi mắc Covid-19.
Độ tuổi
|
Nhu cầu (kcal/kg/ngày)
|
Dưới 3 tháng
|
110
|
3-6 tháng
|
100-110
|
>6 tháng-12 tháng
|
100
|
1-3 tuổi
|
90-95
|
3-6 tuổi
|
80-90
|
6-9 tuổi
|
70-80
|
9-12 tuổi
|
60-70
|
12-15 tuổi
|
50-60
|
15-18 tuổi
|
45-50
|
Thực đơn đa dạng, phong phú, đảm bảo đủ 4 nhóm chất: Chất bột đường(gạo, khoai mì, khoai sắn, ngô); chất đạm (các loại thịt như heo, bò, gà; các loại hải sản như cá, tôm cua; trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa, ngũ cốc); chất béo (mỡ động vật, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như lạc, vừng); chất xơ và vitamin (rau xanh, các loại củ, trái cây chín).
Ngoài ra, nước cũng là một phần không thể thiếu đối với cơ thể. Dù không được xếp vào bất cứ nhóm chất dinh dưỡng nào, nước rất cần thiết cho việc tạo tế bào và dịch cơ thể.
Cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày giúp hệ thống nhầy ở đường hô hấp hoạt động tốt, bảo vệ được tế bào ở các niêm mạc không bị tổn thương, giảm khả năng kết dính của các tác nhân gây bệnh vào tế bào, giúp hạn chế các vi khuẩn và virus xâm nhập vào hệ hô hấp
Bổ sung thực phẩm giàu protein: Protein là yếu tố quan trọng cấu tạo nên xương, da và cơ quan nội tạng. Chúng cũng sản xuất nhiều enzyme, hormone giúp điều hòa các quá trình và phản ứng hóa học của cơ thể.
Chính vì vậy protein giúp cơ thể trẻ duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh và nhanh lành bệnh. Protein có nhiều trong các loại thực phẩm sau: Thịt, cá, trứng, sữa, và các loại đậu...
Lên thực đơn theo mùa, phù hợp với trẻ: Mỗi mùa nhu cầu cơ thể trẻ khác nhau, nguồn thức ăn cũng khác nhau, chính vì vậy, việc lên thực đơn theo mùa sẽ giúp việc chọn lựa thực phẩm được tươi ngon, đa dạng. Cha mẹ cũng cần lưu ý về độ tuổi và sở thích của trẻ:
Đối với bé dưới 2 tuổi khi chế biến nên chế biến ở dạng sệt, lỏng, mềm như cháo, súp, yến sào để các bé dễ tiêu hóa hơn, cải thiện hệ miễn dịch, đẩy nhanh hiệu quả chống cảm cúm.
Khi xây dựng thực đơn cần lưu ý về độ tuổi và sở thích của trẻ
Đối với các trẻ lớn, các món ăn cần phù hợp với khẩu vị, sở thích của bé nhưng vẫn đảm bảo chất lượng dinh dưỡng. Có thể bổ sung thêm các loại gia vị tỏi, quế, gừng, hành, tía tô để tăng hương vị và bổ sung các chất có tính kháng khuẩn.
Bổ sung thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch: Để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ cần lưu ý vai trò quan trọng của các vitamin A, C, D, E, vitamin nhóm B; các khoáng chất như sắt, kẽm, đồng, selen, magie...
Bổ sung thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch.
Bổ sung vitamin A và caroten từ các thực phẩm như gan, trứng, khoai lang, bí ngô, cà rốt, đu đủ, xoài, súp lơ... Ăn nhiều hơn các loại rau xanh và hoa quả nhiều vitamin C như: cam, quýt, bưởi, ổi, cà chua…
Các loại thực phẩm chứa nhiều kẽm bao gồm hàu, sò, lòng đỏ trứng, đậu, đỗ, hạt hạnh nhân, thịt gà, thịt bò, phô mai… Các thực phẩm như trứng, nấm, tôm, đậu đỗ, ngũ cốc, thịt heo, bò sẽ chứa nhiều selen.
Ngoài các nguồn dinh dưỡng trên, phụ huynh có thể tham khảo thêm các dưỡng chất từ thực phẩm bổ sung như yến sào.
Yến sào từ lâu đã được biết đến là loại thực phẩm giàu dưỡng chất, protein và ít béo, rất phù hợp với trẻ em. Tổ yến có nhiều khoáng chất như photpho, sắt, kali và canxi giúp tăng thêm sức đề kháng và miễn dịch cho cơ thể.
Các phụ huynh có thể chế biến yến sào thành nhiều món cho trẻ sử dụng như yến chưng đường phèn, cháo tổ yến, chè tổ yến...
Để tránh sử dụng sản phẩm kém chất lượng, phụ huynh cần lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và đã được kiểm định.